TỔ CHỨC TƯ VẤN DU HỌC SỐ 1 VIỆT NAM
Email: duhocebt@gmail.com
Hotline: 0243 994 7382 - 0971 265 533
Trang chủ / Cẩm nang Du học Nhật Bản

KINH NGHIỆM CỦA MỘT CỰU DU HỌC SINH TẠI NHẬT BẢN

6/18/2014 2:20:05 PM

 1. Cơ sở vật chất của các trường đại học Nhật Bản

Các trường đại học Nhật Bản được trang bị rất hoàn hảo từ thư viện, phòng máy tính, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm đến ký túc xá, nhà ăn, nhà tập thể dục, bể bơi, sân bóng…nhằm phục vụ tốt nhất mục đích học tập, nghiên cứu và nghỉ ngơi của sinh viên. Ví dụ, thư viện được xây dựng khang trang với một kho sách đồ sộ, sinh viên ai cũng có thể mượn sách miễn phí mang về nhà học hoặc học tại thư viện. Phòng máy tính cũng được trang bị rất hiện đại, tất cả sinh viên đều có thể sử dụng và nhiều nơi còn cho phép sinh viên sử dụng 24/24. Các phòng ốc của các trường đại học luôn được trang bị đầy đủ hệ thống máy lạnh, lò sưởi làm bạn cảm thấy rất thoải mái trong những ngày đông lạnh giá hoặc ngày hè nóng nực.

 

Bai viet ve TQ va NB

 

Nhà ăn ở trường cũng rất tiện lợi và rẻ. Rất nhiều sinh viên không nấu ăn ở nhà mà chủ yếu ăn ở trường. Ngoài ra, ở trường đại học còn có cả hiệu sách, đại lý bán vé tàu, cửa hàng giặt đồ, cửa hàng văn phòng phẩm, máy rút tiền ATM… rất thuận tiện. Sinh viên có thể thư giãn sau những giờ phút học tập căng thẳng tại nhà thể thao, bể bơi, sân bóng…

2. Giờ học

Phần lớn các trường đại học Nhật Bản giảng dạy bằng tiếng Nhật. Cả hai lần du học Nhật Bản, tôi cũng học bằng tiếng Nhật. Khi mới đặt chân tới Nhật, tiếng Nhật chưa đủ, việc nghe giảng của tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Sau mỗi giờ học, tôi thường phải mượn vở của những người bạn Nhật, mượn rất nhiều tài liệu tham khảo ở thư viện để vừa tự ôn lại bài giảng, vừa làm bài tập. Vì vậy, theo tôi, trước khi vào học chính thức tại một trường đại học nào đó, bạn nên cố gắng trang bị càng nhiều tiếng Nhật càng tốt. Ngoài ra, trong các bài giảng của các giáo sư Nhật Bản, bên cạnh sách giáo khoa, sách tham khảo cũng được sử dụng rất nhiều, và khối lượng kiến thức mà sinh viên phải tự học cũng rất lớn. Bạn nên tranh thủ đọc càng nhiều sách tham khảo càng tốt. Kết quả học tập mỗi môn học sẽ được đánh giá thông qua điểm thi giữa kỳ, cuối kỳ, báo cáo… và cả những phát biểu tại những buổi thảo luận.

 

3. Làm thêm

 Theo tôi việc làm thêm cũng cần thiết đối với những du học sinh tự túc. Tôi cũng làm thêm nhiều việc như làm tại tiệm ăn Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Nhật, dịch tài liệu,… Tiền công tại các tiệm ăn thông thường khoảng 800Yên/giờ, bao gồm cả ăn trưa hoặc tối. Những công việc khác như dạy tiếng Việt, dịch thuật thì có mức lương cao hơn nhưng rất khó tìm và không phải khi nào cũng có. Đi làm thêm giúp tôi kiếm một phần sinh hoạt phí, nhưng làm thêm còn là một cơ hội tốt cho tôi tìm hiểu xã hội, con người Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh tôi cũng có một vài người bạn do tập trung quá vào việc làm thêm, bỏ bê việc học hành, dẫn đến một kết quả học tập không tốt. Cũng có một số người làm những công việc nguy hiểm. Làm thêm như vậy thì không nên. Ở trường đại học cũng có bộ phận hỗ trợ giới thiệu công việc làm thêm cho bạn, bạn thử đến đó tham khảo xem sao.

 

Du hoc Nhat Ban

 

4. Học bổng

Ngày nay, số lượng du học sinh ở Nhật Bản ngày một nhiều, vì vậy việc xin học bổng cũng ngày càng khó khăn. Qua bảng thông báo của nhà trường, những cuốn sách hướng dẫn tìm kiếm học bổng cho du học sinh và qua thông tin từ bạn bè, tôi đã lập một danh sách những học bổng mà mình thoả mãn điều kiện dự tuyển, sau đó tôi đã nộp hồ sơ xin học bổng rất nhiều lần. Những học bổng có giá trị cao, đối tượng tuyển rộng rãi (không giới hạn quốc tịch, ngành nghề chắng hạn) là những học bổng rất khó xin. Sau nhiều lần nộp hồ sơ tôi nhận thấy rằng, thành tích học tập cùng với bộ hồ sơ chuẩn bị thật chu đáo là những yếu tố quan trọng quyết định bạn có được chấp thuận hay không. Bộ hồ sơ xin học bổng thường bao gồm Bảng thành tích học tập, Giấy chứng nhận đã đăng ký cư trú dành cho người nước ngoài, Bản kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch học tập… Vì phải tiến hành nộp đơn nhiều lần, nên theo tôi để tiết kiệm thời gian cho mỗi lần nộp đơn bạn nên luôn chuẩn bị sẵn những giấy tờ nêu trên. Ngoài ra, từ thời điểm nộp đơn xin học bổng đến thời điểm được chấp thuận là một khoảng thời gian khá dài, nên bạn cũng cần theo dõi xem tiến trình đến đâu.

5. Cuộc sống ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, bất cứ cái gì bạn cần đều có thể mua được. Hệ thống những cửa hàng tiện ích mở cửa 24 tiếng một ngày có ở khắp nơi. Trong suốt thời gian du học, tôi đã sống với một gia đình người Nhật. Nhưng nhiều bạn bè tôi sống trong ký túc của trường. So với nhà thuê ở ngoài, thì ký túc xá chật chội hơi, nhiều trang thiết bị phải sử dụng chung, nhưng tiền nhà ở ký túc xá lại rẻ hơn rất nhiều so với bên ngoài, và ở trong ký túc xá bạn còn có thể kết bạn với nhiều sinh viên người Nhật cũng như sinh viên nước ngoài cùng sống chung ký túc xá. Còn tôi, qua những câu chuyện giao lưu với gia đình người Nhật mà tôi sống chung, không những tôi nâng cao được năng lực tiếng Nhật mà tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều về văn hoá, sinh hoạt của người Nhật.
Ở Nhật người ta ít sử dụng xe máy. Hệ thống xe buýt và tàu điện ở Nhật Bản rất phát triển giúp bạn đi tới bất cư nơi đâu bạn muốn trên nước Nhật. Nên bạn chỉ cần mua thêm chiếc xe đạp là tiện lợi nhất. Phần lớn sinh viên ở Nhật sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại.
Vào ngày nghỉ, tôi thường tranh thủ đi thăm các di tích lich sử, danh lam thắng cảnh, chùa chiền hoặc đi dạo tại các trung tâm mua sắm. Vào những đợt nghỉ dài, tôi hay cùng bè bạn đi du lịch đâu đó hoặc đi nghỉ ở suối nước nóng.

6. Một vài lời nhắn gửi tới các bạn có nguyện vọng du học Nhật Bản

Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của internet, các bạn có thể thu thập được bất cứ thông tin gì về du học Nhật Bản. Tôi mong rằng các bạn sẽ thu thập thật nhiều thông tin về du học Nhật Bản sau đó sẽ đề ra một mục tiêu cụ thể và một kế hoạch du học thật chu đáo. 
Chúc các bạn có một chuyến du học Nhật Bản thành công!

 

- Theo Website Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP HCM

 


CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ EBT

Trung Tâm Đào Tạo Ngôn Ngữ và Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế  GERMAN EBT

Tại Việt Nam:               

 
 
Vp1: số 14 Ngõ 280 Hồ Tùng Mậu, Từ Liêm, Hà Nội. 
Vp2: Phòng HTQT VXT COLLEGE  - VXT  GROUP Km8 + 500 Đại Lộ Thăng.
Vp3:  Viện Đào tạo Quốc tế - Trường Cao Đẳng Y - Dược Cộng Đồng
          Số 86, Đường Trần  Thủ Độ, Hoàng Liệt , Hoàng Mai, Hà Nội

VP EBT - MQA Tượng Sơn: Edu Farm  HTD - MQA Bắc Bình- Tượng Sơn - Thạch Hà  - Hà Tĩnh

Vp tại CHLB Đức: 
 AVESTOS-Firmenausbildungsverbund e.V.

Pfütschbergstr. 1, D- 98527 Suhl

TL:+49 1729450369
Tl: (024) 39947382         +84 913 553 078
Email: duhocebt.@gmail.com                                 website: www.duhocebt.com

Quý khách liên hệ với chúng tôi bằng cách điền vào mẫu Form dưới đây và gửi cho chúng tôi. Thông tin của quý khách sẽ được xem xét và trả lời trong thời gian sớm nhất.
Ghi chú: Những ô có dấu (*) là những ô yêu cầu nhập đầy đủ thông tin.

Xem bản đồ
 

FORM LIÊN HỆ


Họ tên của bạn

Điện thoại

Khu vực

Yêu cầu chi tiết




CÁC TIN KHÁC

CẢM NHẬN CỦA HỌC VIÊN

#

EBT Quốc Tế đối tác chiến lược của tập đoàn AVESTOS triển khai dự án đào tạo nghề kép và cung ứng lao động có tay nghề tại Cộng Hoà Liên Bang Đức cho thanh niên Việt Nam. Sau 2 năm đồng hành Chủ tịch Tập đoàn Avestos trực tiếp ghi nhận những thành quả hai bên đã đạt được và trao cơ hội dự án mới với nhiều tính ưu việt cho người tham gia.



Đối tác chiến lược Avestos
Du Học Nghề


#

 Xin chào các bạn! Mình là Phạm Thị Thu Phương là Sinh viên nghề điều dưỡng tại Cộng Hòa Liên Bang Đức nói về hành trình để có được như ngày hôm này mình rất cảm ơn  công ty EBT Quốc tế đã sát cánh cùng chúng tôi từ khi còn ở Việt Nam tơi hôm nay. Qua đây mình muốn nhắn gửi tới các bạn học viên mới đừng sợ khó sợ khổ hay nản lòng hãy nghĩ tới một tương lai tươi sáng một trân tròi mói, cơ hội tốt đang chào đón chúng ta. Xin chào và hẹn gặp các bạn tại CHL Đức!


Phạm Thị Thu Phương
Du học sinh Đức